Bị chủ nhà lừa, chiếm đoạt tiền rồi đuổi ông ra khỏi nhà, ông Ẩn sống lang thang...với cái tên “tỷ phú không tiền”.
Hơn 20 năm trước, báo chí ở TP.HCM tốn không biết bao nhiêu giấy, mực... với tình cảnh éo le của ông Võ Văn Ẩn, một người “vô gia cư” bất ngờ trúng hơn 20 tờ vé số độc đắc với trị giá gần 1 tỷ đồng (số tiền cực lớn thời đó). Bi kịch ở chỗ, ông Ẩn bị chủ nhà lừa, chiếm đoạt phần lớn số tiền rồi đuổi ông ra khỏi nhà, phải sống lang thang đầu đường xó chợ... Cái tên “tỷ phú không tiền” cũng theo ông từ đó đến nay...
Hơn 20 năm trước, báo chí ở TP.HCM tốn không biết bao nhiêu giấy, mực... với tình cảnh éo le của ông Võ Văn Ẩn, một người “vô gia cư” bất ngờ trúng hơn 20 tờ vé số độc đắc với trị giá gần 1 tỷ đồng (số tiền cực lớn thời đó). Bi kịch ở chỗ, ông Ẩn bị chủ nhà lừa, chiếm đoạt phần lớn số tiền rồi đuổi ông ra khỏi nhà, phải sống lang thang đầu đường xó chợ... Cái tên “tỷ phú không tiền” cũng theo ông từ đó đến nay...
Tỷ phú không tiền
Một buổi sáng trung tuần tháng 7/2018, PV Báo Giao thông tìm đến nơi ở của “Tỷ phú không tiền” ở ấp 2 xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri (Bến Tre). Đây là căn nhà cấp 4 sâu bên trong con hẻm nhỏ, cây cối um tùm nằm chung với 2 chuồng nuôi bò, dê. Trong nhà chỉ có ông Võ Văn Ẩn và ông Thượng Công Ba (chồng bà Phạm Thị Lan đã qua đời cách đây hơn 6 tháng) sinh sống. Theo lời ông Ẩn, sau cuộc đại nạn của mình, bà Lan ngỏ ý với ông Ẩn về quê Bến Tre sống chung với vợ chồng bà. Từ đó, ông và vợ chồng bà Lan trở thành anh, chị em kết nghĩa.
Dưới cái nắng hầm hập của mùa hè, “tỷ phú không tiền” vẫn ở trần, mặc trên người duy nhất chiếc quần cụt, đi cắt từng bao cỏ mang về làm thức ăn cho 4 con bò và đàn dê 9 con. Ông Ẩn từ xưa đến nay chỉ biết mặc duy nhất chiếc quần đùi, do mặc áo khó chịu ngứa ngáy, bứt rứt khắp thân thể... Trong phiên tòa nhiều năm trước, những luật sư và một số PV đã phải mua và thuyết phục ông mặc bộ quần áo sơ my ra tòa chứ không tòa sẽ không cho dự!
Ngồi bên chiếc bàn tròn bằng gỗ cũ mèm, ông Ẩn tâm sự: “Giờ tui không muốn nhắc lại chuyện trúng số cách đây 22 năm và cũng không còn bận tâm đến tiền bạc, chính vì số tiền này khiến tình nghĩa anh em mất hết. Quanh tôi giờ chỉ có anh Ba và đàn bò, dê. Tui coi bò, dê như con của mình. Tui không đi đâu nữa và sẽ sống ở đây cho đến lúc chết...”.
Bà Cao Thị Vân, Trưởng ấp 2, xã Vĩnh Hòa cho biết: “Nhiều hôm trời mưa tầm tã nhưng ông Ẩn vẫn miệt mài cắt cỏ cho bò, dê, ai đi đường nhìn thấy cũng thương. Ông ấy sống ở đây nhiều năm qua không hề mất lòng một đứa trẻ...”.
Không chứng minh được việc bị ép viết giấy cho chủ nhà tiền
Ông Ẩn không nhớ rõ ngày nhưng chỉ nhớ vào một buổi chiều của năm 1996, ông cầm về 21 tờ vé số nói rằng mình đã mua và trúng số rồi đưa tận tay cô con gái ông Ch. (chủ nhà cho ông Ẩn ở) nhờ cất giữ giùm, đồng thời không được cho ai biết. Sỡ dĩ ông Ẩn đưa nhờ giữ giùm bởi lúc này ông bận đi chở hàng tiếp, khi về sẽ tính sau. Sáng hôm sau, ông Ch. cùng mấy người con đi xe du lịch lĩnh tiền. Thấy vậy ông Ẩn đòi đi theo nhưng ông Ch. không cho và nói để ông lĩnh giúp, vì ông Ẩn không có giấy tờ tùy thân.
Kể đến đây ông Ẩn tỏ buồn thiu: “Vé số của tôi trúng, không được đi lĩnh, sau đó họ lĩnh về rồi đưa cho tôi tờ giấy viết tay nói là tôi cho ông Ch. 13 tờ, trị giá 650 triệu đồng. Thật vô lý, tui có biết chữ đâu mà viết. Số tiền còn lại 250 triệu đồng ông Chói nói đã giao hết cho tui. Do không nhận đồng nào nên tui cãi lại thì bị gia đình ông Ch. đuổi ra khỏi nhà. Sau đó tui sống lang thang khu vực chợ Thị Nghè, tối ngủ vỉa hè, sạp chợ, ai thuê gì làm nấy...”
Từ thông tin của ông Ẩn và cảm thông sự ngờ nghệch của ông, bà con tiểu thương chợ Thị Nghè giúp ông nhờ luật sư khởi kiện, đóng án phí đòi tiền ông Ch. Cơ quan chức năng nghi ngờ ông Ẩn bị tâm thần tổ chức giám định pháp y. Kết quả giám định là ông “trí tuệ chậm phát triển” nhưng đủ năng lực hành vi dân sự. Chữ viết trong giấy cho tiền là của ông và ông không chứng minh được mình bị ép buộc viết giấy cho nên coi như ông đã tự nguyện cho ông Ch. 650 triệu đồng. Với 250 triệu đồng còn lại, tòa tuyên ông Ch. phải trả lại cho ông Ẩn.
Dù số tiền còn lại so với người giàu không lớn, nhưng với ông Ẩn đây quả thật số tiền rất lớn nên ông nhờ bà Phạm Thị Lan (quê Bến Tre), một tiểu thương chợ Thị Nghè nhận giúp tại cơ quan thi hành án và khuyên ông nên về quê Bến Tre sống cùng vợ chồng bà.
Ông Ẩn cho biết, lúc đó chưa biết xử lý số tiền này như thế nào thì một tiểu thương khác trong chợ bất ngờ níu áo đòi số tiền 100 triệu đồng “từ trên trời rơi xuống”. Tiểu thương này cho rằng, trong lúc ông đi kiện, có nhiều chi phí do chính tay bà phải bỏ ra như: thuê luật sư bào chữa miễn phí, nhưng phải “đền ơn đáp nghĩa”, tiền làm giấy đăng ký tạm trú dài hạn KT3…, nay có tiền rồi ông phải trả! Để cho yên chuyện ông Ẩn chấp nhận trả số tiền này.
Sau nhiều lần suy nghĩ, ông Ẩn đồng ý rồi đem số tiền còn lại hơn 150 triệu nhờ bà Lan cất giùm và mua bò, dê nuôi cho đến giờ. “Tui xem vợ chồng chị Lan như chị ruột và ở đây suốt 15 năm qua, thấy mình rất hạnh phúc nên sống cho đến khi về với ông bà tổ tiên mặc ai nói gì thì nói...”, ông Ẩn tâm sự.
Hơn 20 năm trước, báo chí ở TP.HCM tốn không biết bao nhiêu giấy, mực... với tình cảnh éo le của ông Võ Văn Ẩn, một người “vô gia cư” bất ngờ trúng hơn 20 tờ vé số độc đắc với trị giá gần 1 tỷ đồng (số tiền cực lớn thời đó). Bi kịch ở chỗ, ông Ẩn bị chủ nhà lừa, chiếm đoạt phần lớn số tiền rồi đuổi ông ra khỏi nhà, phải sống lang thang đầu đường xó chợ... Cái tên “tỷ phú không tiền” cũng theo ông từ đó đến nay...
Tỷ phú không tiền
Một buổi sáng trung tuần tháng 7/2018, PV Báo Giao thông tìm đến nơi ở của “Tỷ phú không tiền” ở ấp 2 xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri (Bến Tre). Đây là căn nhà cấp 4 sâu bên trong con hẻm nhỏ, cây cối um tùm nằm chung với 2 chuồng nuôi bò, dê. Trong nhà chỉ có ông Võ Văn Ẩn và ông Thượng Công Ba (chồng bà Phạm Thị Lan đã qua đời cách đây hơn 6 tháng) sinh sống. Theo lời ông Ẩn, sau cuộc đại nạn của mình, bà Lan ngỏ ý với ông Ẩn về quê Bến Tre sống chung với vợ chồng bà. Từ đó, ông và vợ chồng bà Lan trở thành anh, chị em kết nghĩa.
Dưới cái nắng hầm hập của mùa hè, “tỷ phú không tiền” vẫn ở trần, mặc trên người duy nhất chiếc quần cụt, đi cắt từng bao cỏ mang về làm thức ăn cho 4 con bò và đàn dê 9 con. Ông Ẩn từ xưa đến nay chỉ biết mặc duy nhất chiếc quần đùi, do mặc áo khó chịu ngứa ngáy, bứt rứt khắp thân thể... Trong phiên tòa nhiều năm trước, những luật sư và một số PV đã phải mua và thuyết phục ông mặc bộ quần áo sơ my ra tòa chứ không tòa sẽ không cho dự!
Ngồi bên chiếc bàn tròn bằng gỗ cũ mèm, ông Ẩn tâm sự: “Giờ tui không muốn nhắc lại chuyện trúng số cách đây 22 năm và cũng không còn bận tâm đến tiền bạc, chính vì số tiền này khiến tình nghĩa anh em mất hết. Quanh tôi giờ chỉ có anh Ba và đàn bò, dê. Tui coi bò, dê như con của mình. Tui không đi đâu nữa và sẽ sống ở đây cho đến lúc chết...”.
Bà Cao Thị Vân, Trưởng ấp 2, xã Vĩnh Hòa cho biết: “Nhiều hôm trời mưa tầm tã nhưng ông Ẩn vẫn miệt mài cắt cỏ cho bò, dê, ai đi đường nhìn thấy cũng thương. Ông ấy sống ở đây nhiều năm qua không hề mất lòng một đứa trẻ...”.
Không chứng minh được việc bị ép viết giấy cho chủ nhà tiền
Ông Ẩn không nhớ rõ ngày nhưng chỉ nhớ vào một buổi chiều của năm 1996, ông cầm về 21 tờ vé số nói rằng mình đã mua và trúng số rồi đưa tận tay cô con gái ông Ch. (chủ nhà cho ông Ẩn ở) nhờ cất giữ giùm, đồng thời không được cho ai biết. Sỡ dĩ ông Ẩn đưa nhờ giữ giùm bởi lúc này ông bận đi chở hàng tiếp, khi về sẽ tính sau. Sáng hôm sau, ông Ch. cùng mấy người con đi xe du lịch lĩnh tiền. Thấy vậy ông Ẩn đòi đi theo nhưng ông Ch. không cho và nói để ông lĩnh giúp, vì ông Ẩn không có giấy tờ tùy thân.
Kể đến đây ông Ẩn tỏ buồn thiu: “Vé số của tôi trúng, không được đi lĩnh, sau đó họ lĩnh về rồi đưa cho tôi tờ giấy viết tay nói là tôi cho ông Ch. 13 tờ, trị giá 650 triệu đồng. Thật vô lý, tui có biết chữ đâu mà viết. Số tiền còn lại 250 triệu đồng ông Chói nói đã giao hết cho tui. Do không nhận đồng nào nên tui cãi lại thì bị gia đình ông Ch. đuổi ra khỏi nhà. Sau đó tui sống lang thang khu vực chợ Thị Nghè, tối ngủ vỉa hè, sạp chợ, ai thuê gì làm nấy...”
Từ thông tin của ông Ẩn và cảm thông sự ngờ nghệch của ông, bà con tiểu thương chợ Thị Nghè giúp ông nhờ luật sư khởi kiện, đóng án phí đòi tiền ông Ch. Cơ quan chức năng nghi ngờ ông Ẩn bị tâm thần tổ chức giám định pháp y. Kết quả giám định là ông “trí tuệ chậm phát triển” nhưng đủ năng lực hành vi dân sự. Chữ viết trong giấy cho tiền là của ông và ông không chứng minh được mình bị ép buộc viết giấy cho nên coi như ông đã tự nguyện cho ông Ch. 650 triệu đồng. Với 250 triệu đồng còn lại, tòa tuyên ông Ch. phải trả lại cho ông Ẩn.
Dù số tiền còn lại so với người giàu không lớn, nhưng với ông Ẩn đây quả thật số tiền rất lớn nên ông nhờ bà Phạm Thị Lan (quê Bến Tre), một tiểu thương chợ Thị Nghè nhận giúp tại cơ quan thi hành án và khuyên ông nên về quê Bến Tre sống cùng vợ chồng bà.
Ông Ẩn cho biết, lúc đó chưa biết xử lý số tiền này như thế nào thì một tiểu thương khác trong chợ bất ngờ níu áo đòi số tiền 100 triệu đồng “từ trên trời rơi xuống”. Tiểu thương này cho rằng, trong lúc ông đi kiện, có nhiều chi phí do chính tay bà phải bỏ ra như: thuê luật sư bào chữa miễn phí, nhưng phải “đền ơn đáp nghĩa”, tiền làm giấy đăng ký tạm trú dài hạn KT3…, nay có tiền rồi ông phải trả! Để cho yên chuyện ông Ẩn chấp nhận trả số tiền này.
Sau nhiều lần suy nghĩ, ông Ẩn đồng ý rồi đem số tiền còn lại hơn 150 triệu nhờ bà Lan cất giùm và mua bò, dê nuôi cho đến giờ. “Tui xem vợ chồng chị Lan như chị ruột và ở đây suốt 15 năm qua, thấy mình rất hạnh phúc nên sống cho đến khi về với ông bà tổ tiên mặc ai nói gì thì nói...”, ông Ẩn tâm sự.
0 nhận xét: